We are Online Market of organic fruits, vegetables, juices and dried fruits. Visit site for a complete list of exclusive we are stocking.

Usefull links

Contact us

My Cart
0
Bánh mì Việt Nam: Hành trình được thế giới công nhận

Bánh mì Việt Nam: Hành trình được thế giới công nhận

Ngày 23/3/2011, “Bánh mì” – (banh mi /ˈbɑːn miː/) chính thức được thêm vào từ điển Oxford là một danh từ riêng, bên cạnh những cái tên: baguette, sandwich,… Đây không chỉ là niềm tự hào đối với tiếng Việt mà còn với nền ẩm thực Việt Nam, bởi với việc được ghi nhận là danh từ riêng cũng đồng nghĩa với việc, bánh mì của chúng ta sẽ được rất nhiều người nước ngoài gọi tên.

Bánh mì có nguồn gốc du nhập từ Pháp

Từ những năm đầu của thế kỷ 19, bánh mì được du nhập vào Việt Nam theo những đội quân Viễn Chinh của Pháp. Với người Pháp, đây là món ăn quen thuộc, không thể thiếu như bát cơm đối với người Việt chúng ta. Do lúa mì thời đó nhập khẩu khó khăn, giá thành cao, bánh mì trở thành món ăn xa xỉ chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu.

Những năm 50 – 60 của thế kỷ 20, cùng với sự cải tiến về nguyên liệu và sự gia tăng của các lò bánh mì, bánh baguette của Pháp được biến tấu thành bánh mì đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên, Bánh mì Việt Nam chỉ thực sự được định hình từ năm 1958, khi cửa hàng bánh mì Hòa Mã chính thức xuất hiện.

Ban đầu, cửa hàng chủ yếu phục vụ người bản xứ với thịt nguội và bánh mì được bày trên đĩa cùng dao dĩa. Sau đó, họ nghĩa ra cách kẹp thịt, chả lụa, pate,… vào giữa ổ bánh mì để người mua tiện mang theo. Cùng với sự tiện lợi này, các cửa hàng bánh mì cũng xuất hiện khắp Sài Gòn rồi lan ra các tỉnh khác khắp ba miền, được cải biên để làm vừa lòng đa dạng thực khách: ruột ngày một xốp và mỏng, vỏ ngày càng dày lên, kích cỡ bánh cũng nhỏ lại gấp 2 – 3 lần để tiện mang đi. 

Tiệm bánh mì đầu tiên tại Việt Nam, phố Cao Thắng, TP. HCM ((Ảnh: TTVN)

Trở thành một trong những “món ăn đường phố ngon nhất thế giới”

Cùng với “Áo dài”, “Phở”, “bánh mì” đã theo chân người Việt tới nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành một trong những biểu tượng của ẩm thực Việt Nam.
Bài viết The world’s best street food (Những món ăn đường phố ngon nhất thế giới) trên tờ The Guardian tháng 12/2012 có đoạn: “Một bí mật ít được biết đến là bánh sandwich (bánh mì kẹp) ngon nhất thế giới không được tìm thấy ở Rome, Copenhagen hay thậm chí thành phố New York, mà trên các đường phố của Việt Nam.

Tiệm Bánh mì Saigon, Mỹ

Năm 2009, đầu bếp Anthony Bourdain đến Hội An, Quảng Nam đã thưởng thức chiếc bánh mì Việt Nam và nhận định: “Đây quả thực là một bản giao hưởng của bánh mì”. Hình ảnh chiếc bánh mì Việt Nam trên tay Anthony Bourdain đã xuất hiện trong chương trình No Reservation của đài CNN và đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới.

Bánh mì Việt Nam tại mỗi quốc gia sẽ có sự điều chỉnh khác nhau để phù hợp với điều kiện và khẩu vị nơi đây, nhưng không làm mất đi hương vị ban đầu. Có lẽ do tính giản đơn, tiện lợi và đi kèm các thực phẩm truyền thống, hòa quyện hoàn hảo nên bánh mì nổi tiếng khắp thế giới. Một số loại bánh mì Việt Nam có mặt trên thế giới và vang danh, như: Bánh Mì Saigon ở New York, Bun Mee ở San Francisco, Bánh Mì Boys ở Toronto, Bánh Mì Thi-Thi ở Calgary, Mr. Bánh Mì ở Prague… và nhiều tiệm bánh mì khác ở Đài Loan, Hồng Kông,… 

Nhân kỉ niệm 9 năm ngày “banh mi” được đưa vào từ điển Oxford, Google Doodle đã trình bày bánh mì Việt Nam với các nguyên liệu giò, chả lụa, thịt heo,… trên trang chủ Google của 10 quốc gia. Đây chính là sự công nhận của quốc tế về sự sáng tạo, gìn giữ tinh hoa ẩm thực Việt hàng trăm năm qua.

Google Doodle trình bày bánh mì Việt Nam trên trang chủ Google 10 quốc gia

Bánh mì Việt Nam đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo khi xuất hiện trên khắp thế giới với những biến tấu thú vị. Tháng 10 năm 2019, đầu bếp nhận sao Michelin là Palash Mitra đã tạo ra bánh mì nhồi tikka gà tandoori. Cửa hàng Mr. V ở Thượng Hải cũng bán món Obscene Double Triple – loại bánh mì ăn kèm giò thủ, lạp xưởng, và thịt đông tiêu hột. Tại Nhật Bản, tiệm bánh Oni Oni chuyên kinh doanh các loại bánh mì mang phong cách Fusion,…

Như vậy, mặc dù có nguồn gốc ban đầu du nhập, bánh mì của Việt Nam theo nhiều giả thiết là sự giao thoa ẩm thực với món bánh mì baguette dài cùng thịt nguội và bơ hoặc phô mai Pháp. Tuy nhiên, trải qua cả quá trình lịch sử, sự sáng tạo cùng nguyên liệu bản địa đặc trưng và hương vị văn hóa ẩm thực Việt, bánh mì đã khẳng định được tên tuổi, thương hiệu món ăn không chỉ ở phạm vi Việt Nam mà trên cả thế giới.

Bánh mì Phố